Đầu tư lắp đặt trạm cân điện tử
Cân ôtô, cân xe tải hay thường được
gọi là trạm cân điện tử là hệ thống thiết bị chuyên dùng có giá trị lớn,
gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm soát, thống kê số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu và thực hiện những giao dịch mua bán lớn. Chính vì vậy sự chính xác và tính ổn định của một hệ thống cân ô tô có ảnh hưởng lớn tới năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vậy thế nào là một
trạm cân điện tử tốt, chất lượng và có độ chính xác cao ? Bài viết này sẽ
giới thiệu về hệ thống cân ô
tô, để giúp Quý
khách có thêm thông tin tham khảo để có thể đưa ra quyết định đúng, hợp lý và
hiệu quả khi thiết kế và lắp đặt một trạm
cân điện tử hoàn chỉnh.
A. Tổng
quan về một hệ thống cân ô tô:
Cân ô tô hay trạm cân điện tử không phải là 1 sản phẩm tiêu
dùng thông thường, mà là 1 hệ thống hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
bao gồm 3 phần chính gồm; hố móng cân,
sàn cân hay còn gọi là cầu cân và
thiết bị cân. Ngoài ra còn có các thiết bị ngoại vi (options) khác như: máy
tính, máy in, màn hình hiển thị phụ, phần mềm quản lý cân, hệ thống chống sét
lan truyền, hệ thống camera quản lý, nhận diện biển số xe…
1. Hố móng cân:
- Đây là phần cấu thành quan trọng của 1 trạm cân điện tử nhằm bảo đảm để có một
chiếc cân ô tô tốt, chất lượng. Móng cân cần chắc chắn, đúng thiết kề, đảm bảo
chịu tải và thoát nước tốt thì trạm cân điện tử mới hoạt động chính xác và có độ
bền cao.
- Móng cân ô tô thường có 2 kiểu, kiểu
chìm (Pit) và kiểu nổi (Pitless).
Tuỳ vào địa hình và thế đất tại nơi lắp đặt trạm cân điện tử và nhu cầu thực tiễn
của Quý khách để đưa ra quyết định lắp cân kiểu chìm hay kiểu nổi. Sau đây là ưu
và nhược điểm của 2 kiểu trạm cân điện tử để Quý khách tham khảo.
* Cân ô tô kiểu nổi:
Ưu điểm: Nằm nổi trên mặt đất nên thoát nước tốt, thuận tiện cho việc bảo
trì, bảo dưỡng, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng, chi phí xây dựng móng thấp.
Nhược điểm: Chiếm nhiều diện tích làm đường dẫn lên xuống.
* Cân ô tô kiểu chìm:
Ưu điểm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích
thước của bàn cân ô tô. Thuận tiện cho xe ra vào, không ảnh hưởng đến mỹ quan
chung.
Nhược điểm: Chi phí xây dựng lớn móng lớn hơn, phải làm vệ sinh thường
xuyên do rác, bùn đất rơi xuống, phải đầu tư cho hệ thống thoát nước (hố ga,
máy bơm nước tự động) để phòng tránh nước ngập sẽ làm hỏng thiết bị cảm biến tải
của trạm cân hay làm han gỉ, mọt kết cấu thép của cầu cân dẫn đến giảm tuổi thọ
chung của toàn hệ thống.
2. Khung bàn cân:
- Khung bàn cân hay còn gọi là cầu cân là phần kết cấu quan trọng tiếp
theo của một chiếc cân ô tô, trạm cân điện tử. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng,
môi trường làm việc của cân mà khách hàng chọn khung bàn cân là bằng thép hoặc bê tông. Khung bàn cân cần được sản xuất chính xác, cứng vững,
không cong vênh, mặt sàn cân dày dặn, tránh bị võng, lõm khi gặp xe tải nặng, được
sơn chống gỉ, chịu tải tốt, có mức quá tải an toàn tối thiểu là 150% thì mới bảo
đảm cho cân hoạt động chính xác, có tuổi thọ cao.
- Tuỳ theo yêu cầu mà khung bàn cân được thiết kế theo các kích thước khác
nhau, chiều ngang thường là 3m, chiều dài có các mức 6, 8, 10, 12, 16, 18m.....
Khung bàn cân được làm bằng thép, do vậy kích thước và trọng lượng càng lớn thì
chi phí đầu tư càng nhiều.
- Khung bàn cân chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành một chiếc cân ô tô và hầu hết
được sản xuất tại Việt Nam. Tuỳ thuộc vào mức tải trọng và chi phí đầu tư và
tiêu chí phục vụ của nhà sản xuất mà thị trường có các loại kết cấu khung bàn
cân ô tô khác nhau:
* Loại kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C.
Khung bàn cân loại này có lợi thế về giá bán tổng thể của cân ô tô rẻ, đáp nhu
cầu muốn giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu do trọng lượng sắt thép sử dụng ít
hơn và giá tôn rẻ hơn giá thép chữ I đúc.
* Loại kết cấu bằng thép chữ I đúc
nhập khẩu. Khung bàn cân loại này cứng vững và có độ bền cao, giảm thiểu được rủi
ro do gây hư hỏng, giảm tuổi thọ thiết bị do khung bàn cân gây ra sau một thời
gian sử dụng, hạn chế được những chi phí sửa chữa, bảo dưỡng không mong muốn.
* Loại kết cấu bê tông cốt thép.
Khung bàn cân hay cầu cân bê tông cốt thép cứng vững và có độ bền cao, phù hợp
hoạt động trong môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn, chi phí đầu tư thấp hơn
so với cầu cân kết cấu thép. Tuy nhiên với cầu cân bê tông cốt thép thì yêu cầu
thời gian lắp đặt lâu hơn, thiết bị cảm biến cần có tải trọng lớn hơn do tự trọng
của cầu cân lớn và không thuận tiện khi cần di chuyển hoặc nâng cấp.
3. Thiết bị cân ô tô:
- Trong các thiết bị của cân điện tử thì Loadcell
hay còn gọi là cảm biến lực là
trái tim và là thành phần chính quyết định chất lượng, dộ chính xác và hoạt động
của cân, hiện có 2 loại Loadcell là
loại thông thường (Analog) và loại kỹ thuật số (Digital). Khi so sánh thì loại Loadcell Digital có nhiều tính năng ưu việt hơn và đương nhiên giá
thành cũng cao hơn.
- Đầu cân (Indicator) hay còn gọi là
Bộ chỉ thị cân có nhiều loại và tính năng khác nhau. Giá thành của đầu cân phù
thuộc vào tính năng, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm.
- Hộp nối tín hiệu (Junction box) hay
còn gọi là hộp cộng tín hiệu là thành phần không thể thiếu đối với hầu hết các
hệ thống cân ô tô sử dụng Loadcell Analoh. Một hộp nối tốt bảo đảm kết nối dữ
liệu chuẩn xác, thuận tiện cho việc căn chỉnh cân vì vậy đừng bỏ qua kVới thiết
bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế về đo lường cũng như cấp độ bảo vệ sẽ đảm bảo
cho hệ thống cân làm việc tốt nhất, với tuổi thọ cao.
- Bên cạnh các thiết bị chính cho cân còn có các thiết bị ngoại vi khác như:
máy tính, máy in, màn hình hiển thị phụ, phần
mềm quản lý dữ liệu cân, hệ thống chống sét lan truyền, hệ thống camera quản
lý, nhận diện biển số… Quý khách hay tham vấn các nhà cung cấp để có được sản
phẩm phù hợp với yêu cầu của mình.
B. Các
yếu tố cấu thành một trạm cân điện tử tốt, đảm bảo chất lượng và tính pháp lý.
Bên cạnh việc xây dựng hố móng, lựa chọn bàn cân, cầu cân, thiết bị cân là những
bước khởi đầu căn bản của một trạm cân điện tử, nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới
các yếu tố sau để có một hệ thống cân ô tô hoạt động tốt, bền bỉ, chính xác và
đấy đủ tính pháp lý theo quy định của pháp luật Việt nam về đo lường;
1. Sự đồng
bộ về thiết bị. Với thiết bị cân điện tử đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế về
đo lường cũng như cấp độ bảo vệ sẽ đảm bảo cho hệ thống cân làm việc tốt nhất,
phù hợp với môi trường làm việc của cân và có với tuổi thọ sử dụng cao. Mặt
khác với sự đồng bộ về thiết bị sẽ đảm bảo tuyệt đối về tín hiệu kết nối giữa
các thiết bị với nhau là chính xác. (Trường
hợp sử dụng thiết bị cân không đồng bộ của các hãng khác nhau ghép lại sẽ có thể
mang lại một số hạn chế như: thiết bị làm việc không ổn định, tuổi thọ không
cao, độ chính xác thấp… hơn nữa không an toàn về quản lý các số liệu trong quá
trình cân hoạt động.
2. Công
tác thi công lắp đặt hợp lý, chuyên nghiệp và chính sách sau bán hàng của nhà cung cấp chính là yếu tố then chốt
để hoàn chỉnh hệ thống và là việc làm cấp thiết nhằm đảm bảo quá trình sản xuất
của doanh nghiệp luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt. Vì vậy Quý khách
nên tham khảo thông tin từ các nguồn khác nhau hoặc những đơn vị đã sử dụng trạm
cân điện tử để có thể lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp.
3. Tính
pháp lý. Theo quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt
Nam, mọi trạm cân điện tử được đưa và hoạt động kinh doanh cần phải được kiểm định
và cấp giấy chứng nhận kiểm định bởi cơ quan kiểm định có thẩm quyền sau khi lắp
đặt và định kỳ mỗi 12 tháng.
Trên đây là một số
thông cơ bản về một hệ thống cân ô tô để quý khách tham khảo. Nếu quý khách
đang có nhu cầu đầu tư mới, hoặc nâng cấp hệ thống cân điện tử nhằm phục vụ cho
sản xuất, kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là cần tư vấn cách sử dụng, vệ sinh, bảo
dưỡng cân điện tử xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Mọi tư vấn đều là miễn
phí.
Công ty TNHH Cân Điện
Tử Pro Việt Nam cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ nhanh chóng, chính xác,
chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tel: 024.625
00059 # Email: candientupro@gmail.com, info@candientupro.com.vn
Tham khảo một số mẫu cân ô tô: